TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN LÀ GÌ?
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã khiến cho truyền thông đa phương tiện trở thành một ngành học “hot” nhất hiện nay. Vậy truyền thông đa phương tiện là gì? Tại sao lại nên học và làm việc trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện? Truyền thông đa phương tiện sau ra trường sẽ có cơ hội như thế nào? Đây đều là những câu hỏi mà các em học sinh luôn băn
khoăn trong kỳ tuyển sinh. Hãy cùng Xoài Media giải đáp những khúc mắc và có thêm những thông tin bổ ích qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt Nội Dung:
- I. Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì?
- II.Tại sao lại nên học và làm việc trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện?
- III.Xu hướng học của ngành Truyền thông Đa phương tiện?
- 1. Chuyên ngành Quảng Cáo
- 2. Chuyên ngành Truyền thông và Quan hệ công chúng
- 3. Chuyên ngành Truyền thông Xã hội
- 4. Chuyên ngành Công nghệ Quảng cáo Kỹ thuật số
- 5. Chuyên ngành Công nghiệp Truyền thông
- 6. Chuyên ngành Nghiên cứu Điện ảnh và Màn hình
- 7. Chuyên ngành Trò chơi và Tương tác
- 8. Chuyên ngành Nghiên cứu Truyền thông
- 9.Chuyên ngành Văn học Sáng tạo
- 10. Chuyên ngành Báo chí
- 11. Chuyên ngành Viết và Chỉnh sửa chuyên nghiệp
- 12. Chuyên ngành Phương tiện Truyền thông Thể thao
- IV. Mức lương của ngành truyền thông đa phương tiện
- V. Những tố chất của người làm trong lĩnh vực Truyền thông đa phương tiện?
- VI. Học ngành Truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì?
I. Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì?
– Như một kết quả tất yếu, công nghệ càng phát triển thì truyền thông càng lên ngôi. Nếu như trước đây, truyền thông chỉ được hiểu là những bài viết, những mẫu quảng cáo đơn giản được đăng trên các tờ báo giấy hay truyền hình thì ngày nay thông điệp truyền thông được truyền tải ngày càng tinh tế, hiện đại và phong phú hơn nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin thông qua các phương tiện như: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, tương tác,… Điều này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng, kiến thức của các cử nhân Truyền thông đa phương tiện.
– Do đó, có thể hiểu Truyền Thông Đa Phương Tiện chính là một ngành học kết hợp tri thức giữa truyền thông báo chí và công nghệ thông tin trong việc thiết kế và sáng tạo ra những sản phẩm mang tính đa phương tiện áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: truyền thông (bản tin, quảng cáo,..), giáo dục (minh họa trực quan,..), giải trí (điện ảnh, game…), y học (mô phỏng, tư vấn khám chữa bệnh từ xa…), giáo dục (hướng nghiệp, minh họa trực quan…) và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.
– Ngành Truyền thông Đa phương tiện đang là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và tạo ra nhiều việc làm với thu nhập cao. Việc làm không chỉ trong nước mà mở rộng ra cả quốc tế trong một thế giới phẳng. Mọi tổ chức bao gồm từ chính phủ tới các đơn vị kinh doanh đều cần sử dụng các phương tiện truyền thông hiệu quả trong thế giới tràn ngập về thông tin.
– Ở chương trình đào tạo tại đại học, ngành này được chia ra 2 chuyên ngành nhỏ. Bên cạnh những kiến thức và các môn học đại cương về truyền thông, sinh viên sẽ được chọn học chuyên sâu về truyền thông báo chí đa phương tiện hoặc thiết kế đa phương tiện:
- Truyền thông báo chí đa phương tiện: Là ngành học thiên nhiều về tính báo chí. Tức là các em sẽ được đào tạo thành những phóng viên, đa báo đa năng với kỹ, năng, nghiệp vụ chuyên nghiệp, ứng dụng KHCN.
- Truyền thông thiết kế đa phương tiện: Là ngành học thiên về thiết kế, dành cho các bạn có tư duy hình ảnh và khả năng sáng tạo cao. Các em sẽ được học chuyên sâu về các phần mềm thiết kế hình ảnh, âm thanh và video. Hiện nay, nhu cầu về nhân viên thiết kế cực lớn với mức đãi ngộ vô cùng cao.
II.Tại sao lại nên học và làm việc trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện?
– Có rất nhiều bạn hứng thú với truyền thông đa phương tiện nhưng lại chưa chắc chắn với quyết định của mình. Sau đây là một lợi thế trong ngành mà các bạn có thể tham khảo nhé!
- Cơ hội việc làm đa dạng: Các công ty dù lớn hay nhỏ đều có nhu cầu tuyển dụng nhân viên truyền thông đa phương tiện.
- Tính chất công việc bắt kịp xu thế toàn cầu: trong thời đại
- Linh hoạt trong thời gian làm việc: Điều quan của một designer là sản phẩm có phù hợp? Có chất lượng? Bạn có thể không phải chịu gò bó bởi thời gian cố định tại một căn phòng làm việc. Miễn là các sản phẩm luôn được đảm bảo về chất lượng và đúng hạn deadline.
- Khả năng thăng tiến cao: Truyền thông đa phương tiện có yêu cầu cao về năng lực, không phải tuổi tác. Vậy nên ngành này rất phù hợp với các bạn năng động, sáng tạo, nhiệt huyết.
- Công việc năng động, không khiến bạn nhàm chán: Đây là một ngành đòi hỏi nhiều về chất xám. Các sản phẩm khác nhau luôn có những yêu cầu khác nhau về nội dung, cách thức,… Đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều cơ hội để sáng tạo ra những thứ mới mẻ khác nhau.
- Công việc “xuyên biên giới” : Tính chất của ngành thiết kế cho phép các bạn trẻ trao đổi và làm việc qua internet, do vậy các designer hoàn toàn có thể nhận việc từ các tỉnh thành khác nhau trên cả nước, thậm chí nhận việc từ nước ngoài. Chỉ cần khá về tiếng Anh, tác phong làm việc chuyên nghiệp, đúng hẹn, mạnh dạn thử sức, những hợp đồng nước ngoài sẽ mang lại lợi nhuận cao và nhiều trải nghiệm thú vị.
III.Xu hướng học của ngành Truyền thông Đa phương tiện?
– Trong ngành Truyền thông Đa phương tiên, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng. Có thể kể đến các kiến thức về Kinh doanh, Marketing, Hành vi Khách hàng, Thương hiệu và đặc biệt là Digital Marketing.
– Tiếp theo là các kiến thức cơ bản về ngành Truyền thông Đa phương tiện như Giới thiệu về Truyền thông Đa phương tiện, Truyền thông Chuyên nghiệp, Sáng tạo Nội dung, Sự phát triển của ngành Truyền thông trên thế giới.
– Sau quá trình học nền tảng và cơ bản, sinh viên sẽ được tiếp tục tiếp cận kiến thức chuyên ngành, nâng cao và chuyên sâu. Các lĩnh vực chuyên ngành trong ngành Truyền thông Đa phương tiện gồm:
1. Chuyên ngành Quảng Cáo
– Hiện nay, các nền kinh tế, các tổ chức và cả các cá nhân đều đang trong quá trình chuyển đổi số. Do vậy các hoạt động truyền thông, quảng cáo, gắn kết, chăm sóc khách hàng đều đang được chuyển đổi lên các nền tảng số. Điều này đang tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm với thu nhập cao trong nước và quốc tế cho sinh viên.
– Trong các khóa học chuyên ngành Quảng cáo, sinh viên sẽ được dạy về thiết kế, lý thuyết, phát triển, triển khai và đánh giá. Sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu về lịch sử của Quảng cáo, nó đã phát triển như thế nào và nó đang hướng đến đâu. Hơn nữa, sinh viên theo học chuyên ngành Quảng cáo của Swinburne sẽ có cơ hội làm việc trong các dự án thực tế.
2. Chuyên ngành Truyền thông và Quan hệ công chúng
Trong chuyên ngành Truyền thông và Quan hệ công chúng, sinh viên sẽ được nghiên cứu các thuyết ảnh hưởng, kiến thức về các phương tiện truyền thông và học cách quản lý nhận thức của công chúng về một tổ chức. Đồng thời, sinh viên sẽ được phát triển các kỹ năng về quản lý sự kiện, viết báo, quản lý dự án và truyền thông các vấn đề để giúp các công ty xây dựng mối quan hệ lâu dài với những quan trọng đối với sự thành công của họ.
3. Chuyên ngành Truyền thông Xã hội
– Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền thông đều cần ứng viên có kiến thức chuyên môn cùng khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo cùng kỹ năng làm việc của công dân toàn cầu.
– Chuyên ngành Truyền thông Xã hội cung cấp cho sinh viên lý thuyết và thực hành đằng sau sự chuyển đổi mang tính cách mạng trong giao tiếp của con người. Từ đó, sinh viên sẽ nắm được cách sử dụng nó để thu hút những khán giả mới. Sinh viên sẽ được trang bị để sẵn sàng với những đổi mới tiếp theo trong lĩnh vực không ngừng phát triển này.
4. Chuyên ngành Công nghệ Quảng cáo Kỹ thuật số
– Sinh viên chuyên ngành này sẽ được làm quen với Adobe Experience Cloud, công nghệ thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR). Đồng thời sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu cách hoạt động của quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội và tiếp thị đa kênh. Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được học các kỹ năng tạo nội dung video, âm thanh.
5. Chuyên ngành Công nghiệp Truyền thông
– Trong chuyên ngành, các bạn sẽ học cách hoạt động của phương tiện truyền thông trên nhiều nền tảng và định dạng khác nhau. Sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu cách các phương tiện được sản xuất và sử dụng trên quy mô toàn cầu. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành, sinh viên sẽ sẵn sàng tạo ra các thông điệp phù hợp với khán giả, bất kể công nghệ mới nào được phát triển trong tương lai.
6. Chuyên ngành Nghiên cứu Điện ảnh và Màn hình
– Trong chuyên ngành này, sinh viên sẽ không chỉ cách khám phá cách công nghệ màn hình tương tác với các ngành. Sinh viên bên cạnh nghiên cứu về truyền hình truyền thống sẽ được khám phá thêm về quan điểm và phong cách sản xuất của các thể loại phim và chương trình truyền hình khác nhau.
7. Chuyên ngành Trò chơi và Tương tác
– Sinh viên chuyên ngành này sẽ được khám phá vai trò của trò chơi trong xã hội hiện đại. Từ đó các bạn sẽ phát triển nó thành một hiện tượng sáng tạo, văn hóa và thể thao trị giá hàng tỷ đô. Sinh viên cũng sẽ được phát triển các kỹ năng thực tế, nghiên cứu và giao tiếp cần thiết để làm việc trong phòng thí nghiệm trò chơi.
8. Chuyên ngành Nghiên cứu Truyền thông
- Trong chuyên ngành Nghiên cứu Truyền thông, sinh viên sẽ được hoàn thiện kỹ năng viết của mình. Hơn nữa, bạn sẽ được tranh luận về tin tức và các vấn đề thời sự. Có thể kể đến các chủ đề gây tranh cãi như toàn cầu hóa, quyền sở hữu phương tiện truyền thông, hay các chính sách và quy định. Đồng thời, sinh viên cũng sẽ được học cách xử lý và truyền tải những thông điệp phức tạp đến các đối tượng khác nhau.
9.Chuyên ngành Văn học Sáng tạo
– Chuyên ngành này không chỉ giúp sinh viên hoàn thiện khả năng viết và sáng tạo của mình. Với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp tầm nhìn mở rộng về văn học và lối suy nghĩ hoàn toàn mới. Từ đó, sinh viên có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật thú vị, táo bạo và sáng tạo.
10. Chuyên ngành Báo chí
– Sinh viên chuyên ngành này sẽ được học các kỹ năng viết và lập báo cáo thực tế, bao gồm điều tra, nghiên cứu và phỏng vấn. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ được trang bị sự hiểu biết đầy đủ về khuôn khổ xã hội, lịch sử, luật pháp và đạo đức. Từ đó các bạn có thể viết những bài báo hấp dẫn và đầy đủ thông tin.
11. Chuyên ngành Viết và Chỉnh sửa chuyên nghiệp
– Chuyên ngành này sẽ dạy sinh viên cách tạo nên những tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn. Đồng thời, sinh viên cũng sẽ được trau dồi kỹ năng biên tập của mình cùng cách làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Đồng thời, sinh viên cũng sẽ được nâng cao sự hiểu biết về luật và quy định của ngành.
12. Chuyên ngành Phương tiện Truyền thông Thể thao
– Trong chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học cách tạo một chương trình thể thao. Bên cạnh đó, các bạn sẽ còn được hoàn thiện kỹ năng ghi âm và kỹ thuật phỏng vấn của mình. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành, sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng, kiến thức và sự tự tin để bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực báo chí hoặc truyền thông thể thao.
IV. Mức lương của ngành truyền thông đa phương tiện
– Truyền thông – quảng cáo đã và đang trở thành một phần không thể thiếu của xã hội hiện đại và ngành truyền thông đa phương tiện cũng vì thế mà được đánh giá là một trong những nghề “hot”.
– Không chỉ các công ty truyền thông, quảng cáo, tòa soạn, đài truyền hình mà rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau đều sẵn sàng đưa ra mức lương cao để chiêu mộ những chuyên gia truyền thông giỏi.
– Ngành truyền thông đa phương tiện là ngành có mức lương khá cao hiện nay, mức lương trung bình của ngành này từ 400 – 1200 USD/tháng. Cụ thể:
- Mức lương cho sinh viên mới ra trường vào khoảng 8 – 10 triệu đồng/tháng
- Mức lương cho những bạn có kinh nghiệm từ 1-2 năm vào khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng
- Với những cá nhân giàu kinh nghiệm, thâm niên trong nghề từ 3 năm trở lên, cũng như có năng khiếu đặc biệt về thẩm mỹ, kỹ năng mức lương có bạn có thể từ 15 – 20 triệu/tháng, hay là 1200 USD hoặc thậm chí hơn đối với người có năng lực.
V. Những tố chất của người làm trong lĩnh vực Truyền thông đa phương tiện?
– Thực ra, có rất nhiều tố chất bạn cần phải có để trở thành một nghệ sĩ đa phương tiện chuyên nghiệp, nhưng 6 tố chất sau đây mang tính quyết định liệu bạn có thành công hay không trong việc du học ngành này cũng như theo đuổi ngành Đa phương tiện cho sự nghiệp sau này của bạn
- Năng khiếu tư duy thẩm mỹ và tạo hình
- Khả năng sáng tạo cao và có một kiến thức rộng
- Khả năng thích ứng với sự biến đổi và sức ép của công việc
- Tính kiên trì và tác phong làm việc chuyên nghiệp
- Khả năng tiếp cận với các công nghệ mới, đặc biệt là CNTT
- Khả năng ngoại ngữ tốt (đặc biệt là tiếng Anh)
– Khi theo đuổi ngành truyền thông đa phương tiện bạn cũng cần phải chăm chỉ, nhẫn nại và chịu khó tìm tòi. Ngoài các công cụ, phần mềm thông dụng bạn cần thật chăm chỉ, nhẫn nại, tự học hỏi, trau dồi các kỹ năng chuyên ngành nâng cao như: kỹ năng thiết kế đồ hoạ 2D, 3D, kỹ năng xử lý hình ảnh, âm thanh, video, kỹ xảo điện ảnh, phim hoạt hình game…. Hay như các nhà thiết kế truyền thông đa phương tiện đều có thể sử dụng thành thạo nhiều hoặc ít nhất một phần mềm.
– Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên lựa chọn cho mình một chuyên môn, tập trung một kỹ năng để đào sâu, hiểu sâu, khai thác triệt để các chức năng nhằm mang lại hiệu quả sản phẩm tốt nhất. Sự chuyên nghiệp của bạn trong kỹ năng giúp mở ra nhiều cơ hội cho bạn.
– Sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện cần trang bị những kỹ năng sau:
- Kỹ năng viết
- Khả năng biên tập, biên soạn nội dung, hình ảnh, âm thanh
- Năng khiếu về thẩm mỹ, mỹ thuật
- Khả năng sáng tạo không ngừng
- Tư duy nhạy bén, bắt kịp xu hướng, tạo ra xu hướng
- Chăm chỉ, chịu khó, nhẫn nại
- Ham học hỏi, chịu khó tìm tòi
- Khả năng tổng hợp, phân tích nhanh
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Khả năng lập kế hoạch
- Xử lý hình ảnh tốt.
– Ngành truyền thông đa phương tiện với sự phát triển không ngừng kèm theo đó là sự đào thải khốc liệt, chính vì vậy để theo đuổi ngành này bạn cần trang bị vững vàng những kỹ năng cần có.
VI. Học ngành Truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì?
-Sau khi tốt nghiệp, tùy thuộc vào chuyên ngành mà Cử nhân Truyền thông đa phương tiện có thể làm việc ở rất nhiều các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh, với các công việc như:
- Quản lý, biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách (tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản)
- Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, xử lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung truyền hình, hay làm các kỹ xảo điện ảnh (tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim)
- Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu (tại các công ty quảng cáo, PR)
- Thiết kế, xây dựng website, thiết kế giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung (tại các công ty phát triển phần mềm, tạo dựng website)
- Thiết kế đồ họa, mô phỏng, ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục,… (tại các công ty về thiết kế đồ họa)
- Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, giáo dục đại học hoặc trung cấp chuyên nghiệp có liên quan đến ngành.
– Tham khảo những vị trí mà sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông đa phương tiện có thể làm như:
- Giám đốc Sản xuất, Giám đốc Sáng tạo, Đạo diễn
- Biên tập viên báo chí/ đài truyền hình
- Phóng viên
- Quản trị truyền thông trực tuyến
- Chuyên viên sản xuất Video
- Chuyên viên quản trị mạng xã hội (Admin)
- Chuyên viên đối ngoại và quan hệ công chúng (PR)
- Chuyên viên Marketing trực tuyến/ quảng cáo
- Chuyên viên Tổ chức sự kiện
- Học ngành Truyền thông đa phương tiện lương ra sao?
Xem thêm:
- TOP NGHỀ NGHIỆP ĐÓN ĐẦU XU HƯỚNG KINH DOANH 2021
- DỊCH VỤ LÀM PHIM DOANH NGHIỆP NHA TRANG – XOÀI MEDIA