BÍ QUYẾT ĐỂ TẠO 1 PROFILE DOANH NGHIỆP ẤN TƯỢNG
Profile doanh nghiệp bao gồm những gì? Thực tế nội dung profile doanh nghiệp phụ thuộc vào từng loại doanh nghiệp, tính chất, người thiết kế , cũng như yêu cầu của chủ doanh nghiệp. Hãy cùng XOÀI MEDIA tìm hiểu chi tiết hơn tại đây nhé:
Tóm tắt Nội Dung:
I.Profile doanh nghiệp là gì?
Là một ấn phẩm in dưới dạng sổ tay nhằm mục đích giới thiệu về các lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ và những thành tựu đã đạt được,… của cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp cho khách hàng.
Là một phương pháp giúp công ty chứng minh được năng lực và thể hiện sự tôn trọng của công ty đối với các nhà đầu tư, là một trong những cách maketing hiệu quả.
Trong lĩnh vực kinh doanh hay các hoạt động quảng bá hình ảnh thương hiệu thì Profile chính là một vũ khí hiện đại và chuyên nghiệp, giúp giới thiệu doanh nghiệp một cách chi tiết và hiệu quả nhất đối với khách hàng đang muốn tìm hiểu. Đối với những công ty làm về thiết kế thì Profile như một lợi thế để họ tiếp cận, bán hàng và dễ tư vấn với khách hàng.
II.Tầm quan trọng của profile đối với doanh nghiệp.

Trong quá trình vận hoành doanh nghiệp, profile sẽ cho bạn thỏa sức sáng tạo ngôn ngữ và hình ảnh dễ dàng gây ấn tượng tốt trong lòng khách hàng, đối tác, nhà đầu tư hay chính nhân viên của doanh nghiệp.
Giúp doanh nghiệp quảng cáo về bản thân một cách khéo léo.
Giúp bạn tặng tính chuyên nghiệp trong mắt đối tác
Là sản phẩm không thể thiếu khi kí hợp đồng, gặp đối tác và các nhà đầu tư.
Dưới đây là một vài lợi ích chính của việc thiết kế profile giới thiệu công ty:
1.Giúp khách hàng biết được thông tin doanh nghiệp một cách chi tiết nhất
Profile bao gồm các thông tin chi tiết về công ty sẽ giúp cho khách hàng biết đến nhiều hơn. Thường thì profile sẽ có tóm tắt các thông tin sau:
- Thông tin chung: Quá trình hình thành phát triển của công ty, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi doanh nghiệp cũng như sơ đồ bộ máy tổ chức.
- Lĩnh vực hoạt động chính của công ty.
- Những thành tựu đạt được.
Người đọc sẽ nhanh chóng nắm bắt được thông tin về doanh nghiệp, hình thành sự quan tâm, niềm tin và thôi thúc họ tiến tới hợp tác với doanh nghiệp của bạn một cách nhanh chóng hơn. Đây được xem là vai trò tiên quyết trong việc thiết kế profile ấn tượng, đưa doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng và đối tác của mình. Đồng thời rút ngắn thời gian tìm hiểu về doanh nghiệp và thúc đẩy sự hợp tác với doanh nghiệp nhanh chóng hơn.
2. Là tài liệu quan trọng trong chiến lược tiếp thị và bán hàng
Profile luôn đi kèm với đội ngũ bán hàng và được xem là tài liệu bán hàng, tiếp thị nhanh chóng và cực kỳ hiệu quả của doanh nghiệp.
Đội ngũ bán hàng của bạn sẽ không còn phải gặp bối rối trong việc giới thiệu với khách hàng về tài liệu giới thiệu công ty, những thông tin cơ bản…
Profile còn đóng vai trò hỗ trợ tích cực trong các chiến lược bán hàng của doanh nghiệp. Nó giúp cho bộ phận triển khai công việc một cách tối ưu nhất, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, đặc biệt là những khách hàng tiềm năng, khách hàng lớn.
Profile công ty cung cấp cho khách hàng mọi thông tin cần biết về doanh nghiệp
3.Thể hiện được quy mô và tính chuyên nghiệp của công ty
Vai trò của thiết kế profile công ty còn được thể hiện qua việc nó cho thấy quy mô và sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp của bạn.
Những hình ảnh minh chứng cho quy mô, năng lực, dự án, công trình mà công ty đã thực hiện, những hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ mà bạn đã triển khai thành công. Tất cả sẽ được trình bày một cách khéo léo, thể hiện được toàn bộ khả năng mà bạn có, tạo nên sự tin tưởng nhất.
Khi tham gia đấu thầu một dự án hay công trình xây dựng nào đó, chắc chắn bạn sẽ có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh. Khi đó, bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ năng lực công ty của bạn sẽ là vũ khí hàng đầu giúp bạn có thể cạnh tranh với đối thủ. Càng chuyên nghiệp, càng quy mô thì sẽ càng giúp cho doanh nghiệp của bạn vươn mình ra những sân chơi lớn hơn.
4.Phát huy được năng lực tối đa của doanh nghiệp
Không chỉ phát huy được hiệu quả kinh doanh, profile còn có thể phát huy tối đa được nguồn lực của doanh nghiệp và tài liệu quan trọng trong việc xây dựng văn hóa nội bộ doanh nghiệp.

Với những thông tin về lịch sử hình thành, sứ mệnh, tầm nhìn và cả giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đều có vai trò quảng bá văn hóa nội bộ đến các nhân viên trong công ty, thúc đẩy xây dựng nên nền văn hóa doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh xuyên suốt.
Mỗi công ty sẽ có một cách truyền thông thương hiệu và tiếp cận khách hàng khác nhau. Tuy nhiên thì profile doanh nghiệp vẫn là một ấn phẩm không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
III.Cấu trúc nội dung Profile công ty
Tùy theo ngành nghề và lĩnh vực hoạt động thì mỗi bộ hồ sơ năng lực lại có cách trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, một cuốn profile thông thường đều phải có đủ những mục nội dung mấu chốt như:
1.Thư ngỏ
Đôi lời chào hỏi dưới sự thay mặt cho người chịu trách nhiệm cao nhất trong công ty (thường là giám đốc) là thứ đầu tiên mà người nhận được profile sẽ xem. Với giọng văn trang trọng, thân tình, không kém phần hãnh diện tự tin, thư ngỏ đã phần nào nêu lên được năng lực lĩnh vực cũng như tầm vóc của mình.
2.Giới thiệu công ty
Tiếp đến sẽ là những thông tin cơ bản về công ty như là:
- Tên công ty, giấy phép kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, lịch sử hình thành và phát triển, thông tin liên hệ (email, website, địa chỉ, số điện thoại, fax).
- Phương châm hoạt động, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi.
3.Năng lực công ty
Bao gồm:
Năng lực nhân sự: Sơ đồ tổ chức, ban lãnh đạo và nhân sự chủ chốt và quy mô nhân sự.
Năng lực sản xuất, thi công: Để thể hiện nhóm năng lực này, bạn cần đưa ra những hình ảnh minh họa cụ thể về quy trình sản xuất, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị và nhà xưởng.
Năng lực tài chính: Được coi là cơ sở để nhà đầu tư có căn cứ để đưa ra quyết định có đầu tư hay không.
4.Thành tích đạt được
Những thông tin về dự án, bằng khen, giấy khen mà doanh nghiệp đã đạt được sẽ thêm phần tạo sự tin tưởng nơi đối tác và khách hàng. Điều này giúp bộ hồ sơ đạt hiệu quả quảng bá thương hiệu tốt hơn cho doanh nghiệp.
Cho dù thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, điều quan trọng nhất là bộ hồ sơ năng lực công ty cần truyền tải thông tin một cách trung thực nhất tới đối tác và khách hàng.
5.Xây dựng đội ngũ nhân viên gắn kết
Khi doanh nghiệp xây dựng một tập thể gắn kết sẽ thúc đẩy quá trình lao động sản xuất cao, năng suất công việc của nhân viên cấp dưới sẽ diễn ra trơn tru và thuận lợi. Hơn bao giờ hết, hình ảnh của một đội ngũ đoàn kết và gắn bó sẽ trở thành một ấn tượng rất tuyệt vời trong mắt các đối tác và khách hàng.
Như cách làm của Daniel Parent – Giám đốc nhân sự của chuỗi cửa hàng bán lẻ trò chơi điện tử GameStop, anh được xem là nhà quản lý giải quyết việc duy trì sự hài lòng và gắn kết nhân viên rất tài tình. Daniel Parent chia sẻ rằng: “Không cần phải nung nấu thứ gì đó quá vĩ đại, nhà quản lý có thể “nâng niu” nhân viên của mình chỉ bằng những hành động hết sức giản đơn”.
Trong quá trình làm việc, Daniel luôn dành một thời gian nhất định cho buổi họp mặt thường niên với các nhân viên, trong buổi gặp này anh sẽ thường đặt các câu hỏi tạo sự động viên và khích lệ: “Bạn có hài lòng với công việc hiện tại không?”, “Điều gì tôi có thể làm để khiến bạn hài lòng hơn nữa?”,…
Chỉ với hành động tinh tế như vậy đã khiến đội ngũ nhân viên thay đổi tư duy và nhận thức theo hướng tích cực, giúp họ nhận ra được sự quan tâm của công ty, khiến cho sự gắn kết và đồng lòng giữa mọi người với nhau càng thắt chặt hơn
IV.Mẫu nội dung chi tiết profile cần có
Mỗi một ngành nghề, lĩnh vực mà công ty hoạt động sẽ quyết định cấu trúc profile của công ty đó như thế nào. Tuy nhiên, Xoài Media sẽ đưa ra những gợi ý nội dung cơ bản cho một cuốn profile đạt tiêu chuẩn để các bạn hình dung dễ hơn.
Mẫu nội dung cơ bản của một cuốn profile công ty
1.Phần mở đầu
– Logo công ty
– Tên giao dịch công ty (Thể hiện song ngữ Anh Việt)
– Tagline/Slogan được công ty sử dụng (có thể đi kèm hình ảnh tượng trưng cho ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động của công ty), thể hiện định hướng, phương châm hoạt động của công ty.
– Thông tin liên lạc.
– Nhắc lại logo công ty.
– Các chi nhánh, văn phòng đại diện.
2.Phần nội dung
– Lịch sử hình thành và phát triển công ty
+ Những dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của công ty.
+ Những sự kiện tiêu biểu, quan trọng trong hoạt động của công ty.
– Giới thiệu sơ bộ công ty
+ Ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực hoạt động.
+ Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty.
+ Giá trị cốt lõi.
+ Văn hóa công ty.
– Năng lực thực hiện, có thể được thể hiện qua các nội dung sau:
+ Nhân sự: Cơ cấu nhân sự, chất lượng nhân sự (trình độ chuyên môn, kĩ năng).
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật: máy móc, nhà xưởng, thiết bị v.v…
+ Chứng nhận, giải thưởng đã đạt được.
– Dự án tiêu biểu
+ Giới thiệu tổng quan và liệt kê ngắn gọn những dự án nổi bật mà công ty đã thực hiện.
+ Một số hoạt động, sự kiện (nếu có) bên ngoài của công ty.
– Đối tác và khách hàng
+ Hình ảnh một số đối tác thân thiết và khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ
của công ty.
3.Phần kết
– Thông tin liên lạc.
– Nhắc lại logo công ty.
– Các chi nhánh, văn phòng đại diện.
V. Lưu ý khi thiết kế profile doanh nghiệp.
1.Cần hoạch định nội dung và chuẩn bị tư liệu đầy đủ trước khi thiết kế profile
Thực hiển nhiên trước khi xây dựng bất kỳ một ấn phẩm thiết kế nào, chúng ta đều cần xác định nội dung sản phẩm muốn truyền tải là gì, từ đó chuẩn bị những tư liệu cần thiết trong quá trình thiết kế.
Với một quyển profile chuyên nghiệp, thông tin và tư liệu bạn chuẩn bị trước khi bắt tay vào quá trình lên ý tưởng thiết kế cần khá nhiều và chi tiết: Hình ảnh, text nội dung, biểu đồ, số liệu, quy tắc nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp…
Lưu ý khi thiết kế profile công ty, bạn cần lựa chọn các tư liệu và nội dung được cập nhật mới nhất, sau đó hoạch định, sắp xếp và lưu trữ chúng theo một hệ thống nội dung đã dựng sẵn.
Quá trình này vô cùng cần thiết, giúp các designer dễ dàng hơn trong việc lên ý tưởng concept và layout thiết kế, tiết kiệm thời gian thiết kế và hạn chế số lần chỉnh sửa. Bên cạnh đó tư liệu hình ảnh cần chuẩn bị ảnh chất lượng cao, tốt nhất là dưới dạng vector, PNG và được chụp bởi máy ảnh chuyên nghiệp hoặc ảnh thiết kế 3D.
Nội dung cần lưu ý khi thiết kế profile công ty
2.Concept thiết kế cần được thống nhất từ trang đầu profile đến trang cuối
Sự chuyên nghiệp của một sản phẩm thiết kế ngoài việc lựa chọn một phong cách thiết kế ấn tượng, nội dung đặc sắc, bạn còn cần chú ý sự thống nhất trong toàn bộ concept thiết kế. Điều này tránh được sự lộn xộn không đáng có, sự khó chịu cho người xem và đặc biệt không làm rời rạc nội dung cần truyền tải của profile.
Lưu ý khi thiết kế profile công ty, concept thiết kế cần được đồng bộ những nội dung sau:
– Màu sắc sử dụng trong ấn phẩm thiết kế không nên lạm dụng nhiều: Thông thường các profile công ty chuyên nghiệp sử dụng 1 gam màu chủ đạo là màu màu nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp và 2 – 3 màu sắc bổ trợ trong cùng hệ thống nhận diện thương hiệu đó.
– Font chữ thống nhất, dễ nhìn: Không nên sử dụng quá 2 font chữ trong một ấn phẩm thiết kế, và đặc biệt là trong profile doanh nghiệp.
– Đồng bộ về phong cách: Dù phong cách thiết kế bạn lựa chọn là sang trọng, tối giản, thanh lịch hay ngọt ngào, phá cách… thì hãy giữ vững phong cách đó đến cuối khi thiết kế profile. Điều đó sẽ mang lại cảm giác chuyên nghiệp hơn trong sản phẩm của bạn.
Profile công ty phải được thiết kế đồng bộ và nhất quán với nhận diện thương hiệu
3.Cách trình bày khoa học và chuyên nghiệp
Không chỉ lưu ý khi thiết kế profile, bất kỳ một sản phẩm nào chứa đựng nội dung cần truyền tải, chúng ta đều cần chú ý trình bày một cách mạch lạc, khoa học và chuyên nghiệp. Văn phong hiện đại, chú ý các lỗi chính tả, lỗi sử dụng câu từ và sắp xếp các phần tử thiết kế rõ ràng, dễ nhìn.
Bên cạnh đó, chú ý hạn chế lạm dụng và nhồi nhét quá nhiều phần tử thiết kế (hình ảnh, text, biểu tượng, màu sắc,..) trong một trang thiết kế. Điều đó gây khó chịu cho người đọc và làm mất đi tính thẩm mỹ của profile.
4.Nội dung cô đọng, súc tích và thuyết phục
Thông điệp được truyền tải qua những nội dung có trong profile cần được nhất quán và cô đọng. Tránh tình trạng lan man, dài dòng và đi lạc chủ đề. Đối tượng đọc profile của công ty sẽ chỉ lướt qua những điểm đáng chú ý nhất, vì vậy chỉ đưa thông tin nổi bật, những “điểm sáng” nhất để đưa vào nội dung profile.
Đừng đưa quá nhiều vào thiết kế profile của mình nếu không muốn làm khách hàng rối trí, thay vào đó hãy lựa chọn những thông tin quan trọng và súc tích nhất. Hãy làm cho mình thực sự nổi bật bằng các thông tin bổ ích đi kèm hình ảnh có sức thu hút lớn.
5.Lựa chọn hình ảnh hợp lý
Profile cần đẹp đúng nghĩa nghệ thuật và công năng chứ không phải là chỗ để trưng diễn kỹ xảo đồ họa hoặc các thiết kế màu mè. Khách hàng thông minh ngày nay thường không đánh giá cao những thiết kế quá màu mè, quá nhiều yếu tố đồ họa mà trong khi không chuyển tải được thông điệp gì trong sản phẩm đó.
Hơn nữa, hình ảnh được đưa vào thiết kế profile cần đảm bảo tính cập nhật mới, không nên sử dụng hình ảnh đã có quá lâu trước đó. Và hãy sử dụng hình ảnh cụ thể được sáng tạo cho riêng công ty bạn, hoàn toàn không nên sao chép từ bất cứ tài liệu của một ai khác mà khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy điều đó trên internet.
Hãy đầu tư Profile doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay. Hoặc nếu đã có Profile, hãy kiểm tra, hiệu chỉnh sao cho ấn tượng, phù hợp với thời điểm hiện tại nhé!
Xem Thêm:
- TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN LÀ GÌ? – ƯU ĐIỂM, CƠ HỘI VIỆC LÀM
- TOP NGHỀ NGHIỆP ĐÓN ĐẦU XU HƯỚNG KINH DOANH 2021